Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, đa số trẻ đã bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp nhất để Mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Ở giai đoạn này, Mẹ cần phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, lên thực đơn ăn dặm cho bé phù hợp để vừa đáp ứng được nhu cầu vừa đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Các phương pháp ăn dặm
Hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm được các Mẹ ở Việt Nam ưa chuộng áp dụng cho bé yêu của mình chính là:
Ăn dặm theo phương pháp truyền thống: thức ăn được xay nhuyễn, nấu và trộn chung với nhau. Phương pháp này có ưu điểm giúp dạ dày của bé không phải làm việc ‘quá tải’ sớm và thích hợp cho các bà Mẹ bận rộn, tuy nhiên nhược điểm của nó chính là làm bé không phân biệt loại thức ăn và độ thô trong từng gian đoạn
Ăn dặm kiểu nhật (ADKN): đây là một trong những kiểu ăn dặm được ưa chuộng nhất hiện nay. Bắt đầu bằng việc cho bé làm quen với thức ăn ngay bằng cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10. Sau này, độ thô của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Khay thức ăn của bé ADKN bao giờ cũng đủ ba nhóm thực phẩm: Tinh bột, vitamin và chất đạm theo tiêu chuẩn “vàng – đỏ – xanh”. Những loại thực phẩm này được chế biến riêng biệt và không trộn lẫn.
Ăn dặm bé chỉ huy (Baby Lead Weaning): Đây là phương pháp ăn cùng bé, cùng lúc, cùng bàn. Không quấy bột, cũng không có cháo loãng, bé ăn dặm theo phương pháp BLW sẽ tự ăn và ăn thô như người lớn ngay từ lần ăn dặm đầu tiên. Phương pháp này được áp dụng ở nhiều nước Phương Tây vì nó rèn luyện tính tự lập của trẻ trong việc ăn uống. Thức ăn được cắt, hoặc thái vừa miếng cho trẻ tự cầm ăn. Bố mẹ có thể làm nhiều loại thức ăn để bé lựa chọn ăn theo ý thích của mình. Bé ăn bao nhiêu, ăn cái gì hoàn toàn do bé lựa chọn.
Lưu ý ăn dặm theo từng độ tuổi
Ở giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, Mẹ có thể áp dụng tỉ lệ sau để nấu cháo cho bé.
Bé từ 5 – 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, cũng là bước đầu các bé tập phản xạ với cơ miệng để nuốt thức ăn, vì thế Mẹ nên nấu cháo loãng hoặc cháo bột cho trẻ, những nguyên liệu đi kèm cũng phải được làm mềm, mịn.
Bé từ 7 – 8 tháng tuổi: Khi bé đã quen với những thức ăn mềm mịn, ở giai đoạn này Mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với những thức ăn đặc hơn và thô để kích thích vị giác, giúp trẻ ngon miệng và thích ăn hơn.
Bé từ 9 – 11 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, Mẹ nên tăng lượng thức ăn thô để tập cho các bé phản xạ nhai. Đối với chất đạm, ngoài những thức ăn mềm như trứng, gan, thịt gà thì giai đoạn này có thể bổ sung cho bé thêm các loại thịt như thịt bò, thịt heo hoặc sò để đảm bảo cho bé đủ dinh dưỡng.
Bé từ 12 – 18 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé đang chuyển dần từ bú mẹ sang thức ăn chính, do đó Mẹ nên lưu ý chia làm ba bữa chính và các bữa phụ đi kèm để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé Mẹ nhé.
Bên cạnh đó, bột ăn dặm cũng đang rất được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và chất lượng của nó nữa. Mẹ có thể tham khảo một số loại bột sau nhé
Bột ăn dặm Nestle CERELAC Rau xanh – Bí đỏ
Bột ăn dặm Nestlé dành cho bé từ 6 – 24 tháng tuổi, cung cấp cho bé đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu như sắt, Omega 3, Vitamin A,C,D & khoáng chất.
Bột ăn dặm sốt với cá hồi và rau xanh nhật Wakodo
Bột ăn dặm sốt với cá hồi và rau xanh nhật Wakodo được làm từ tinh bột, cá hồi và rau xanh đã được làm chín, lọc nhuyễn mềm, không sử dụng chất bảo quản và chất tạo màu giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé